Đây là thông tin tại Hội nghị trao đổi hợp tác giữa các địa phương vùng Đông Nam Bộ lần 4, quý I/2024 gồm: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh.
Theo ông Trần Quang Lâm – Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TPHCM, về cầu qua sông Đồng Nai kết nối TPHCM và Đồng Nai, ngoài cầu Cát Lái, 2 địa phương cũng đã thống nhất bổ sung thêm 2 cây cầu khác nối giữa 2 địa phương.
Trong đó thống nhất ưu tiên triển khai trước cầu Cát Lái, thời gian từ nay đến năm 2030; còn hai cầu kia sau năm 2030.
Ông Lâm cũng cho biết thêm, sau quá trình nghiên cứu rà soát quy hoạch và các yếu tố kỹ thuật thì thấy rằng cần nghiên cứu đảm bảo tính pháp lý.
Về quy hoạch, hiện nay TPHCM và Đồng Nai đã thống nhất. Tuy nhiên, để có cơ sở triển khai dự án, song song nghiên cứu tiền khả thi cần phải nghiên cứu bổ sung vào quy hoạch chung, còn về phía TPHCM, theo luật quy hoạch đô thị cũng phải bổ sung vào quy hoạch giao thông, hiện nay TPHCM đang tập trung làm
Đồng Nai cũng xác định, cầu Cát Lái là trục đường chính nối vào đường 25C và đi thẳng vào sân bay Long Thành. Đây cũng là tuyến chính chia sẻ lưu lượng với tuyến chính cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây.
Trong đó có vị trí cầu Cát Lái thay phà Cát Lái vẫn giữ nguyên theo quy hoạch trước đây. Ngoài ra, bổ sung thêm vào quy hoạch cầu Phú Mỹ 2 từ Phú Hữu (huyện Nhơn Trạch) kết nối qua Quận 7 (TPHCM) và quy hoạch cầu thứ 3 ở xã Tam An, huyện Long Thành kết nối vào TP Thủ Đức (TPHCM).
Hà Anh Chiến
Nguồn Báo Lao Động